ĐỊA CHỈ

Số 10-Nguyễn Văn Trỗi-Hà Đông-Hà Nội

Saturday, May 28, 2016

Cách chống cơn buồn ngủ khi lái xe ô tô hay nhất

Cách Chống Cơn Buồn Ngủ Khi Lái Xe Ô Tô Hay Nhất là điều mà khi bạn học lái xe tại trung tâm thi bằng xe máy ô tô hà Nội chưa chắc đã được chia sẻ về vấn đề này. Bài viết này sẽ là bí quyết tuyệt vời dành cho các bạn cầm vô lăng và đặc biệt hữu ích đối với các tài xê lái xe đường dài.

Sẽ không hề dễ dàng để có thể chống lại những cơn buồn ngủ khi đang lái xe ô tô…
Bạn biết đấy, khi cảm thấy buồn ngủ thì phản xạ của các lái xe  sẽ chậm hơn, độ tỉnh táo không cao, khi bất chợt có những tình huống xảy ra thì các lái xe luôn khá căng thẳng và xử lý thiếu đi sự chính xác. Điều này đã dẫn đến hàng ngàn vụ tại nạn xảy ra mỗi năm. Vậy làm sao để nhận ra rằng người cầm lái đang đến cơn buồn ngủ và cách chống cơn buồn ngủ khi lái xe ô tô là gì? Mời các bạn đọc tiếp.

Dấu hiệu nhận biết người cầm lái đang trong cơn buồn ngủ

Theo một nghiên cứu gần đây do Cục quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) thực hiện cho thấy rằng 20% số vụ tai nạn và 12% các vụ “xém gây tai nạn” là do lái xe ngủ gật. Một người lái xe bị coi là đang ngủ gật là khi mà đôi mắt anh ta nhắm lại thay vì chớp mắt, đầu của anh ta lắc lư qua lại rồi gật gù ngã về phía sau và thay vì phải đảo mắt để quan sát đường đi hay nhìn vào gương, mắt anh ta lại thường đờ đẫn và chỉ tập chung nhìn về phía trước theo một hướng cố định.

Cách Chống Cơn Buồn Ngủ Khi Lái Xe Ô Tô
Có thể bạn muốn xem: Học lái xe ô tô tại Hà Nội

Lái xe ô tô trong cơn buồn ngủ rất dễ gây ra tai nạn.

Thực tế cho thấy phần lớn số vụ tai nạn do buồn ngủ gây ra thường xảy ra vào lúc ban ngày tại các thời điểm mà tình hình giao thông đông đúc. Một tiếng đồng hồ lái xe trong điều kiện giao thông đường phố đông đúc có thể so sánh với 6 tiếng lao động chân tay thông thường. Vì vậy, không quá khó để hiểu khi mà người cầm lái rất dễ ngủ gật. Những vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm thường ít hơn nhưng hậu quả thì lại nặng nề hơn do lái xe ở tốc độ cao và chỉ có một mình tài xế.
Nguyên nhân của việc buồn ngủ khi đang lái xe chủ yếu nhất là do bị thiếu ngủ và mệt mỏi. Ngoài ra, việc dùng thuốc chống dị ứng hoặc các loại thuốc cảm cúm cũng dễ dẫn tới tình trạng người lái xe bị ngủ gật.
Quỹ AAA và Trường Đại học Iowa- Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra các cách chống cơn buồn ngủ khi lái xe ô tô để tránh được các tình huống nguy hiểm xảy ra trên đường:
– Nên dừng xe lại khi mà bạn cảm thấy mình buồn ngủ và hãy uống cà phê hoặc là nước trà để giúp lấy lại sự tỉnh táo.
– Sau khi mà bạn uống cà phê hoặc đã uống trà khoảng 30 phút rồi hãy tiếp tục lên đường lái xe bởi bạn cần có thời gian để nghỉ ngơi.
– Trước khi lái xe ô tô đường trường bạn nên ngủ đủ giấc, ít nhất phải là 6 tiếng hoặc hơn thì tốt.
– Không nên làm việc quần quật cả ngày sau đó lại lái xe suốt đêm.
– Nên tranh thủ lái xe vào những lúc mà bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái xe cả ngày lẫn đêm.
– Nên tránh cầm lái vào những thời điểm mà dễ gây buồn ngủ như lúc giữa trưa và khi giữa đêm đến sáng.
– Nếu không thể ngủ được vào những thời điểm đó thì hãy tạm dừng xe lại và nghỉ vài phút.
– Không ăn các thức ăn quá nhiều chất carbohydrate nên ăn các loại thực phẩm giàu protein.
– Hạn chế sử dụng các loại thuốc làm buồn ngủ như các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chống cảm cúm khi định lái xe.
– Khi lái xe trên đường trường mà chỉ có một mình nên vặn to đài, thỉnh thoảng bấm thay đổi qua lại các chương trình để chống cơn buồn ngủ. Mặt khác, bạn nên nghỉ ngơi khi chạy 2 tiếng liền hoặc khi đã đi được khoảng 100 đến 120 dặm. Những lúc nghỉ ngơi nên ra khỏi xe, thực hiện vài động tác thể dục đặc biệt vùng cổ và vai. Hãy lên lịch trình lái xe và không nên lái quá 300 đến 400 dặm/ngày.

0 nhận xét:

Post a Comment

TƯ VẤN NHANH